Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Trung Quốc dọa ra tay trên biển Đông

@ nguontinviet.com




  • Truyền thông nhà nước Trung Quốc vào hôm nay, 29/6, cảnh báo rằng “một cuộc phản công” chống lại Philippines là không thể tránh khỏi nếu Manila tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh ở biển Đông. Ấn bản hải ngoại của tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng tải một bài bình luận ở trang nhất quy kết Philippines đã phạm “bảy tội lỗi” ở biển Đông. Những “tội lỗi” này bao gồm “chiếm đóng phi pháp” quần đảo Trường Sa, mời tư bản nước ngoài tham gia phát triển dầu khí trong vùng tranh chấp và ra sức “quốc tế hóa” vùng biển.




  • Philippines đã mời gọi Mỹ hành động như một “thần hộ mệnh” trong khi ASEAN trở thành “kẻ đồng lõa”, theo bình luận của tờ Nhân dân Nhật báo. “Philippines… tin rằng một đứa trẻ khóc nhè sẽ có sữa để uống”, tờ Nhân dân Nhật báo khẳng định. Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tố cáo Manila viện đến những mánh khóe “vô liêm sĩ” tại vùng biển tranh chấp.




  • Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc ngoại trưởng hai nước chuẩn bị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác, bắt đầu vào hôm nay ở Brunei. Trước đó, ngày 27/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo rằng các nước có tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông sẽ không thu được kết quả gì nếu tìm kiếm sự giúp đỡ của bên thứ ba và con đường đối đầu sẽ “bi đát”.




  • Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) vừa cho biết, Bắc Kinh cực lực phản đối dự thảo “Nghị quyết hỗ trợ giải quyết hoà bình các vấn đề biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” mà Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua mới đây.




  • Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng dự thảo Nghị quyết mà Chủ tịch Thượng viện Mỹ Robert Menendez – một trong 3 Thượng Nghị sỹ đã đứng tên đệ trình, đã ám chỉ rõ ràng Bắc Kinh khi nêu một loạt các sự cố nguy hiểm liên quan đến các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Bà Hoa Xuân Oánh (Doanh) nói, Trung Quốc quan tâm sát sao nghị quyết và nhấn mạnh ý kiến của số ít Thượng nghị sỹ Mỹ đưa ra tín hiệu sai lầm, không có lợi cho xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề.




  • Trả lời phỏng vấn của tờ The Hindu (Ấn Độ), vị học giả mang lon Thiếu tướng, nổi tiếng với các quan điểm “diều hâu”, hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh không muốn thấy những sự cố “bất ngờ” dọc theo biên giới tranh chấp với Ấn Độ và tin rằng tình hình dọc biên giới Trung - Ấn có thể được quản lý một cách hiệu quả với những cơ chế đúng đắn.




  • Theo ông La Viện, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông mới là 2 trong 5 mối đe doạ và thách thức quân sự hiện thời đối với Trung Quốc, chứ không phải là tranh chấp biên giới Trung - Ấn. Các mối đe doạ khác theo xác định của La Thiếu tướng là tài chính, không gian mạng và vũ trụ. Theo ông La, Trung Quốc đang ở thế “cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng” và hung hăng tuyên bố: “Nếu các nước tiếp tục khiêu khích thì Trung Quốc sẽ phải ra tay để bảo vệ lợi ích quốc gia”.




  • Mới đây, Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn phương tiện truyền thông Nga cho biết, Quân đội Trung Quốc đã thiết lập được lực lượng xe tăng “lớn nhất thế giới". Theo bài viết trên báo Nga, để đối phó với các cuộc chiến tranh trên quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội xe tăng lớn nhất thế giới.




  • Hiện tại, Quân đội Trung Quốc đã có ít nhất 4.000 xe tăng chủ lực hiện đại Type 96 và Type 99, và loại xe tăng cũ sẽ được thay mới theo mô hình 1 thay 1. Ngoài ra, số lượng xe tăng sản xuất mỗi năm của Trung Quốc đạt 500 xe. Điều đó biến quốc gia này trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất xe tăng.




  • Thời báo Hoàn cầu còn tự tin đưa ra nhận định rằng: “Type 99 của Lục quân Trung Quốc không chỉ tiên tiến nhất mà còn trang bị vũ khí lade đầu tiên trên thế giới”. Tuy nhiên, nhận định này có phần chủ quan và phóng đại, Type 99 là thiết kế lai ghép giữa dòng xe tăng Nga và phương Tây với khung gầm có kiểu dáng tương tự xe tăng T-72 (thiết kế cũ của Nga), trong khi tháp pháo hàn thiết kế theo kiểu phương Tây.




  • Trong một diễn biến khác, theo AFP, tờ “Thời báo Hoàn cầu” của Trung Quốc ngày 29/6 đưa tin hơn 100 kẻ bạo loạn, được miêu tả là “những kẻ khủng bố”, ngày 28/6 đã tấn công người dân ở khu tự trị Tân Cương bị chia rẽ về sắc tộc của nước này. Hai ngày trước đó, các vụ đụng độ ở đây đã khiến 35 người thiệt mạng.




  • Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/6 đã thúc giục các quốc gia mà CHDCND Triều Tiên đặt cơ sở ngoại giao hãy cảnh giác với những hoạt động bí mật liên quan đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. “Các quốc gia có đại sứ quán, phái bộ thường trực hoặc văn phòng đại diện thương mại của CHDCND Triều Tiên hãy đặc biệt cảnh giác với các nhà ngoại giao và quan chức nước này”, theo báo cáo thường niên của các chuyên gia thuộc Ủy ban Trừng phạt CHDCND Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.




  • Báo cáo công bố hôm 25.6 đề cập đến những hoạt động thu thập thông tin mật và hoạt động ngoài khuôn khổ ngoại giao của các quan chức CHDCND Triều Tiên tại các nước như Ukraine, Áo và CHDCND Triều Tiên, theo Kyodo News. Thông tin được nhà chức trách ở Ukraine và Belarus cung cấp cáo buộc hai đại diện của CHDCND Triều Tiên tại văn phòng thương mại ở Belarus đã đến Ukraine vào năm 2011, nơi họ tiếp cận một nhân viên về hưu của nhà máy cơ khí Yuzhnu để thu thập các tài liệu mật ở đây.




  • Ukraine đã kết án hai điệp viên CHDCND Triều Tiên 8 năm tù giam vào tháng 7.2012, đồng thời công bố một đoạn băng video ghi lại hoạt động gián điệp của hai người này. Theo nhận định của tạp chí Kanwa Asian Defence, sau khi phân tích đoạn băng video nói trên, thì những nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn đến lãnh thổ Mỹ của CHDCND Triều Tiên là có thật chứ không phải chỉ là tuyên truyền.




  • Trong khi đó, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 28/6 đã nói rằng: Nga cam kết tổ chức một hội nghị hòa bình về Syria, song một số quốc gia phương Tây và các nhóm đối lập Syria đang làm phức tạp hóa vấn đề khi đặt ra điều kiện mới tham gia đàm phán.




  • Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Morocco Saad-Eddine El Othmani đang ở thăm Nga, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: lực lượng đối lập Syria, được sự hậu thuẫn của các nước phương Tây và một số các quốc gia trong khu vực, đã tuyên bố sẽ không tham gia hội nghị nếu chính phủ Syria không từ bỏ quyền lực. Theo Ngoại trưởng Nga, chỉ khi nào việc tổ chức hội nghị do Nga và Mỹ đề xuất bị thay đổi thì các bên tham gia mới được đặt điều kiện tham gia đàm phán. (Tổng hơp từ TNO, Petrotimes, VOV, Vietnam Plus)





.




Đăng ký: Bản tin Phụ nữ & Gia Đình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét